Để duy trì sức khỏe cho người bệnh tiểu đường và hạn chế tối đa các biện chứng xảy ra, việc kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định là yêu tố tiên quyết. Cách hiệu quả và an toàn nhất chính là từ chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo và hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn lên thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường chuẩn khoa học mà đơn giản, dễ thực hiện
Nguyên tắc khi lên thực đơn cho người tiểu đường
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, các bạn chú ý các nguyên tắc sau
Tính toán lượng calo phù hợp với cơ thể

Thực đơn hợp lý phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cân bằng lượng đường huyết, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch và ngăn chặn các biến chứng nặng từ bệnh tiểu đường. Vậy nên bữa ăn vẫn cần đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng ở mức bình thường. Mỗi bệnh nhân sẽ có chế độ ăn khác nhay, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, công việc hàng ngày và thể trọng từng. Các bạn có thể cân đối và áp dụng đối với tình trạng của mình hoặc của người nhà bạn nhé:
Với người lao động nhẹ: 30kcal/ngày
Với người lao động trung bình: 35kcal/ngày
Với người lao động nặng: 40- 45kcal/ngày.
Đối với người bệnh tiểu đường, cần nạp các nhóm chất nào và bao nhiêu là đủ?
Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần.
Chất béo: 25 – 30% tổng năng lượng khẩu phần.
Glucid (chất đường bột): 55 – 60% tổng năng lượng khẩu phần.
Chất xơ: 30 – 40g/ngày có giảm quá trình hấp thu đường vào máu, cân bằng lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý chế độ ăn vào các thời điểm trong ngày
Đọc thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường
Bữa sáng
Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với người bệnh tiểu đường bởi nó giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cả ngày dài. Thực đơn hợp lý cho buổi sáng nên tuân thủ quy tắc: ½ khẩu phần tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein. Vậy nên các bạn hãy lựa chọn một bữa sáng bao gồm tinh bột, trái cây tự nhiên như miến, phở, mì, khoai lang hoặc ngũ cốc pha sẵn cho người tiểu đường
Bữa trưa
Trái ngược với bữa trưa, đây là thời điểm cần bổ sung và tăng cường các thực phẩm có chứa chất xơ từ những loại rau củ quả như xà lách, ớt đỏ, ngô, đậu đen, ngũ cốc nguyên hạt, … Các loại thực phẩm chứa protein như thịt nạc thăn, thịt gà nên bỏ da và thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega-3, magie. Người tiểu đường có thể ăn cơm, ngũ cốc vào bữa trưa để thay đổi bữa
Bữa tối
Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự khẩu phần bữa trưa: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Để thay đổi lượng protein với bữa trưa, hãy sử dụng nguồn thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ,…Thực đơn rau xanh có thể tham khảo bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua,… để bổ sung chất chống oxy hóa, magie, vitamin, chất xơ
Người tiểu đường cần ăn đủ nhưng không nên ăn no, đặc biệt là bữa chính. Các bạn có thể ăn vừa phải, sau 1-2 tiếng cảm thấy đói có thể bổ sung thêm hoa quả hoặc ngũ cốc pha sẵn cho người tiểu đường vừa tiện lại tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của việc ăn uống theo thực đơn cho người tiểu đường
Người tiểu đường rất dễ xảy ra biến chứng khi lượng đường huyết tăng cao, và tất nhiên đường huyết của họ rất dễ tăng nếu chế độ ăn không hợp lý. Việc xây dựng thực đơn sẽ giúp kiểm soát lượng đường hàng ngày và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người tiểu đường. Nhiều người tiểu đường còn giảm được đáng kể cân nặng nhờ có thực đơn hợp lý
Các bạn có thể theo dõi lượng carb và calo của mình theo thực đơn mà không bị bỏ sót. Đây cũng là cách người bệnh tiểu đường rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh, có ý thức với chế độ ăn của mình. Nhiều người còn cảm thấy hạnh phúc và cơ thể thích nghi nhanh với chế độ ăn lành mạnh này bởi cơ thể khỏe mạnh và không bị mệt mỏi như trước
Tham khảo: Top 10 câu hỏi về ngũ cốc cho người tiểu đường
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường chuẩn khoa học
Dưới đây là mẫu thưc đơn 7 ngày cho người tiểu đường đã được tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên do lượng calo mà cơ thể mỗi người bệnh cần nạp vào là khác nhau nên các bạn có thể cân đối và biến đổi linh hoạt cho phù hợp nhất với chế độ ăn của mình nhé

Lượng calo mỗi ngày của người bệnh tiểu đường được tính theo công thức như sau: 25 Kcal x trọng lượng cơ thể. Ví dụ: một người đàn ông có cân nặng 70kg thì lượng calo cần cho một ngày là: 25 x 70 = 1750 Kcal, hoặc một người phụ nữ có cân nặng 50kg thì lượng calo cần thiết là: 25 x 50 = 1250
Thứ hai
Bữa sáng (6h30- 7h30): 1 tô phở gà (Bánh phở 70g, 30g thịt gà, 30g giá đỗ) + 2 múi bưởi đỏ
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 chén cơm + Canh bí đỏ thịt nạc (80g bí đỏ, 5g thịt nạc) + Chả trứng ( 27g thịt nạc, nửa quả trứng, nấm mèo, bún tàu…) + Salad dưa leo, cà chua + 1 miếng dưa hấu 150g
Bữa xế trưa (14h – 14h30): Bánh flan một cái nhỏ
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + canh cải soong tôm (10g tôm, 50g cải soong) + Thịt kho sốt cà chua đậu hũ (đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả) + Dưa cải, dưa giá 100g + 3 trái táo ta nhỏ
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ ba
Bữa sáng (6h30- 7h30): 1 đĩa há cảo (6 cái vừa) + 1 quả quýt
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 chén cơm + Canh măng chua cá hồi (20g cá, 50g măng, 2,5g dầu thực vật) + Thịt kho trứng (40g thịt đùi, 1 quả trứng nhỏ) + 100g rau muống luộc + ½ quả lê
Bữa xế trưa (14h – 14h30): Bánh flan một cái nhỏ
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + canh cải soong tôm (10g tôm, 50g cải soong) + Thịt kho sốt cà chua đậu hũ (đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả) + Dưa cải, dưa giá 100g + 3 trái táo ta nhỏ
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ tư
Bữa sáng (6h30- 7h30): 1 tô bánh canh thịt heo (70g bánh canh, 25g thịt heo, hành ngò) + 50g nho
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 chén cơm + Canh bầu tôm (10g tôm, 50g bầu) + Xíu mại (60g thịt, 35g củ sắn) + Salad (rau càng cua trộn dầu dấm) + ½ quả lê
Bữa xế trưa (14h – 14h30): 2 cái bánh quy
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + Canh cải xanh thịt nạc (10g thịt nạc, 100g cải xanh) + Gà nấu nấm (thịt gà bỏ da, 50g nấm rơm, 100g cà chua, 3g dầu thực vật) + 1 miếng thanh long 100g.
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường

Thứ năm
Bữa sáng (6h30- 7h30): Một cái bánh mì nhỏ ăn kèm trứng rán (1 quả trứng nhỏ) + 50g mãng cầu xiêm
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 tô bún mọc vừa (90g bún, 30g thịt sườn heo, 10g mọc viên, rau giá, bắp chuối,…) + 1 cái bánh su kem nhỏ
Bữa xế trưa (14h – 14h30): Nửa trái bắp luộc
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + Canh bắp cải thịt nạc (10g thịt heo, 50g bắp cải) + Cá hú kho thơm (50g dứa, 45g cá hú) + 100g rau lang luộc + 4 trái chôm chôm
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ sáu
Bữa sáng (6h30- 7h30): 1 bát bún thang + ½ quả vú sữa
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): Canh cua mồng tơi, rau dền (50g cua đồng, 50g mồng tơi, rau dền) + Tôm kho củ hành (50g tôm, 30g củ hành, 6g dầu thực vật) + 2 quả hồng
Bữa xế trưa (14h – 14h30): 1 hũ sữa chua không đường
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + 1 canh bí thịt nạc (50g bí, 5g thịt nạc) + Khổ qua xào trứng (70g khổ qua, nửa quả trứng, 2,5 g dầu thực vật) + ½ quả táo
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ bảy
Bữa sáng (6h30- 7h30): Một đĩa bánh cuốn vừa (26g bột gạo, 26g thịt nạc, 20g chả, dưa leo, hành phi, nước mắm) + 60g dứa
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 tô vừa bún bò kho ( 50g bún, 80g thịt bò, rau giá,…)
Bữa xế trưa (14h – 14h30): 1 hũ sữa chua không đường
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + Canh đậu hũ hẹ thịt (20g thịt nạc, 20g đậu hũ, 30g hẹ) + Mực dồn thịt sốt cà chua (50g mực, 30g thịt, 5g dầu thực vật) + Bông cải xào tỏi (100g bông cải, 5g dầu thực vật) + ½ quả ổi
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Chủ nhật
Bữa sáng (6h30- 7h30): Một đĩa bánh cuốn vừa (26g bột gạo, 26g thịt nạc, 20g chả, dưa leo, hành phi, nước mắm) + nước ép cam
Bữa phụ sáng (9h): 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa (11h -11h30): 1 tô vừa bún bò kho (50g bún, 80g thịt bò, rau giá,…) + 150g dưa hấu
Bữa xế trưa (14h – 14h30): 100g dưa lê
Bữa chiều (17h – 17h30): 1 chén cơm + Canh khổ qua hầm (100g khổ qua, 50g thịt nạc) + Cá chép chưng tương (100g cá chép nạc, 3g tương hột, nấm mèo, bún tàu…) + 1 miếng thanh long 100g
Bữa tối (20h – 20h30): 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường – Ngũ cốc cho người tiểu đường Hồng Hoa Organic
Ngũ cốc nguyên hạt chứ không phải ngũ cốc thông thường. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho bệnh đái tháo đường các tuyp, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Giúp kiếm soát tốt chỉ số đường huyết mà không gây ra tác dụng phụ, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.
Ngoài ra, khi dùng ngũ cốc nguyên hạt còn giúp chúng ta phòng bệnh tiểu đường rất tốt. Được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng.
Tại sao khách hàng lại chọn Ngũ Cốc Hồng Hoa Organic ?
– Thấy rõ kết quả sau 2 đến 3 hộp sử dụng
– Ngăn ngừa biếng chứng tiểu đường
– Giúp ngủ ngon, đỡ đau nhức xương khớp ở người già
– 100% không gây tác dụng phụ như nhiều loại thuốc
– Tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân tiểu đường
– Nếu đang tiêm insulin hoặc uống thuốc tiểu đường, dùng thêm ngũ cốc rất tốt, hỗ trợ kiểm soát chỉ số ổn định.
Lời kết
Hi vọng với những gợi ý trên về thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe kết hợp với lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ điều độ và tập thể dục thường xuyên.